Sunday, November 14, 2010

Tướng mệnh khảo luận - Vũ Tài Lục

...Thiên hình vạn trạng kiếp sống đều hiện lên bằng hình ảnh rõ rệt tượng trưng cho từng tướng cách hay số cách.
Không có cái học nào đi sâu vào cõi nhân sinh như tướng mệnh học.
Nghiên cứu tướng mệnh học, tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh, bó tay, bất động, chịu sự an bài. Trái lại, (tri mệnh) cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào nên làm, lúc nào nên ngừng, lúc nào cần động, cần biến, lúc nào cần tĩnh, cần thủ. Không xuẩn động như lũ thiêu thân. Tri mệnh để tạo cho mình một thái độ thong dong đối với việc đời, ứng phó với những biến động.
 

           “Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
            Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
            Dục lâm tử nhi vô tham luyến
            Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh”. 



            “Muốn cho lúc gặp cơn nguy biến khỏi hốt hoảng
            Thì lúc bình thời tâm phải tĩnh, định
            Muốn cho lúc chết khỏi tham luyến
            Thì lúc sống phải xem thường mọi sự”. 



Tri mệnh để xem thường mọi sự, coi vinh nhục cùng một rễ, tử sinh cùng một gốc. Vậy thì lo gì sống chết, sợ gì biến động.
Tri mệnh chính là một triết lý nhân sinh rất cao.
Tri mệnh cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn vậy. 

Wednesday, November 10, 2010

Phản biện bài "Bay ra vũ trụ nhờ cái tượng đất nung"

Bài viết cho rằng tâm linh tôn giáo chỉ nên đóng vai trò “phát triển một tinh thần và thái độ sống thanh thản cho từng cá nhân/từng cộng đồng”, đồng thời cho rằng một xã hội muốn phát triển và “khỏe mạnh” thì cần tập trung vào lao động sáng tạo bằng chính những “năng lực tự thân” và tách rời những giá trị duy tâm như “ngoại cảm”, “bói toán” và “phong thủy”…

Không ai phủ nhận giá trị của lao động sáng tạo của từng cá nhân trong xã hội. Điều này không cần tranh cãi.

Tuy nhiên ý kiến về tách rời tâm linh tôn giáo và những giá trị duy tâm như “ngoại cảm”, “bói toán” và “phong thủy” ra khỏi các hoạt động xã hội và chỉ giới hạn trong phạm vi “phát triển thái độ sống thanh thản cho từng cá nhân/từng cộng đồng” thì cần phải xem xét lại.

Trong một xã hội phát triển “khỏe mạnh” – đặc biệt là ở Châu Á, tâm linh tôn giáo có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội đó. Bởi lẽ đơn giản tâm linh là nhu cầu không thể thiếu của người dân, không thể bắt họ tách rời điều đó.

Để chứng minh, hãy lấy một cường quốc khoa học như Mỹ làm ví dụ. Tâm linh tôn giáo đóng vai trò vô cùng to lớn ở Mỹ  và có những ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội Mỹ.

Theo số liệu thống kê khảo sát 2008 [1], khoảng 80% adult population Mỹ có theo một tôn giáo nào đó, trong đó Christian chiếm 76%. Chỉ có khoảng 15% không tin và/hoặc không theo một tôn giáo nào (vào những năm 90s, con số này chỉ là … 8%). Một điều lý thú là trong số 15% này đa số là người Mỹ gốc …Á (“Asian Americans are substantially more likely to indicate no religious identity than other racial or ethnic groups”). Thật bất ngờ, hơi nghịch lý phải không ? Tuy nhiên cũng không khó để có được câu trả lời cho ngạc nhiên này…
  
Một số dữ liệu thống kê cũng trong báo cáo trên:
Beliefs about God among U.S. Adult Population 2008
Regarding the existence of God, do you think . . . ?
   - There is no such thing: 2.3%
   - There is no way to know: 4.3%
   - I’m not sure: 5.7%
   - There is a higher power but no personal God: 12.1%
   - There is definitely a personal God: 69.5%
   - Refused: 6.1%
   - n = 1,000 100%

Một vài servey khác [2]:
USA Today/Gallup Poll. May 1-2, 2010. N=1,049 adults nationwide, interviewed via Gallup Daily tracking. MoE ± 4.
"Which comes closest to your view: there is a God who answers prayers, there is a God but God does not answer prayers, or there is no God?"
   - God who answers prayers: 83%
   - God does not answer prayers:9%
   - no God:5%

Trong lĩnh vực giáo dục thì sao? Harvard danh tiếng được thành lập bởi một giáo phái tôn giáo, lấy tên từ một mục sư trẻ người Anh, ban đầu chỉ đào tạo các tu sĩ và các hiệu trưởng đều là các thầy tu thông thái. Yale cũng vậy. Priceton cũng thế, đều khởi đầu là các tu viện cho các mục sư học tập, thế nên mới có “Under God she flourishes” đính trên nóc nhà. Phải chăng, nguồn gốc của giới học thuật xuất phát từ các tu viện của tôn giáo mà ra?

Trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo càng đóng vài trò cốt tử, từ đó mà ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống xã hội Mỹ. Trong cuộc bầu cử lại của Bush 2004, giới truyền thông Mỹ đã loan báo về kết quả các cuộc thăm dò dư luận về mức độ ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo trong dân chúng như sau:
“…90 percent of Americans believe in God,that 57 percent of Americans believe that ‘‘ the religious right ’’ has either sufficient or too little influence over the Bush administration, and that 55 percent of all Americans and 83 percent of evangelical Protestant Americans believe ‘‘ that every word of the Bible is literally accurate. ’’[3].

Báo NYT  đã đưa lên trang nhất  ‘‘The Day the Enlightenment Went Out ’’ vào khi đó.

Trong số 44 tổng thống Mỹ thì có đến 34 tổng thống theo một tôn giáo nào đó và phần lớn đều chính thức sinh hoạt trong giáo hội đó. Ảnh hưởng của tôn giáo còn mạnh đến mức “Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, and even William Howard Taft  were accused of being atheists during election campaigns, while others to hold the office used faith as a defining aspect of their campaigns and tenure.”[4]

Trong suốt các giai đoạn phát triển của nước Mỹ, tôn giáo đã dính kết với chính trị đến mức họ phải nỗ lực tách biệt “nhà thờ” ra khỏi “chính quyền” trong một thời gian dài. Cho đến trước thế kỷ 20, báng bổ tôn giáo vẫn là một tội bị xử trước tòa án Mỹ, cầu nguyện và các hoạt động tôn giáo vẫn được gắn liền với các trường học và trong hệ thống giáo dục của Mỹ.

Đâu phải ngẫu nhiên mà tiền Mỹ có “In God we trust” - official motto của US ? Đâu phải ngẫu nhiên mà bài diễn văn nổi tiếng của Abraham Lincoln tại Gettysburg kết thúc bằng câu “…this nation, under God, shall have a new birth of freedom”?

Nói vậy để thấy có lẽ hành động đặt tay lên quyển kinh thánh để tuyên thệ không chỉ đơn giản như hình thức bên ngoài của nó đâu.

Trong lĩnh vực kinh tế thì sao? Trong số các doanh nhân kể trong bài viết để lấy ví dụ về “công lao động sáng tạo ngày đêm” của họ để “đã cách mạng hoá toàn bộ lịch sử nhân loại” thì Steve Jobs … là người theo Đạo Phật và ăn chay. Lý do gì khiến người “thay đổi cách chúng ta sống, tư duy, và làm việc” lại làm như vậy?

Còn về Bill Gates thì có lẽ câu chuyện sau đây không được kể nhiều trong các trường ĐH: Hơn 30 năm trước, khi Microsoft còn là một công ty nhỏ bán các trình  biên dịch Basic, chủ yếu cho các máy tính Apple II thời đó, Bill cảm thấy chán và ngỏ ý muốn bán lại công ty cho Ross Perot với giá $15M. Perot chê đắt và Bill đành giữ lại công ty của mình. Sau khi IBM cho ra đời máy PC, họ muốn Bill là nhà cung cấp OS cho thiết bị mới này. Ban đầu, Bill giới thiệu IBM sang Digital Research thời đó có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng thương vụ bất thành và IBM đành quay lại. Thế là Bill mua bản quyền một OS viết  bởi một chủ tiệm bán máy tính ở Seattle và bảo đệ tử sửa lại cho phù hợp với requirements của IBM… Và phần tiếp theo của câu chuyện đã trở thành lịch sử.

Bill có lẽ chưa từng có kế hoạch mở rộng công ty của mình sang lĩnh vực OS để biến mình thành người giàu nhất thế giới như bây giờ. Trên thực tế, ông không ngờ rằng có ngày công ty của mình sẽ có trị giá $197 billion…

Tất nhiên thiếu lao động sáng tạo thì quả cũng khó để công ty có giá trị từng ấy. Nhưng những gì xảy ra với Bill có vẻ may mắn chiếm phần nhiều. Tại sao may mắn lại xảy ra với Bill mà không phải với người khác ? Tại sao Bill lại hiến phần lớn tài sản của mình cho từ thiện ? Tại sao Steve Jobs bị đuổi khỏi chính công ty do mình gây dựng nên rồi lại trở về trong vinh quang? Xác suất cho những biến cố đấy trong toàn bộ giới làm IT thời đó là bao nhiêu?

Những “câu hỏi lớn” đang chờ giới khoa học nghiên cứu…, nhưng có lẽ đối với nhiều người thì đã có câu trả lời từ lâu…

Cuối cùng thì, trong giới sĩ tử Việt nam, có bao nhiêu phần trăm “đi Văn Miếu lạy lạy lục lục” ? Có bao nhiêu phần trăm doanh nhân “cúng vái cái tượng đất nung” ? Nếu có thì “con số đó ở đâu ra. Nguồn tin đó có đáng tin cậy không? Quá trình tìm kiếm lưu trữ dữ liệu thế nào? Có kiểm chứng độc lập không?”

Trong khi các “lãnh đạo” Mỹ đang đi nhà thờ để lạy lục pho tượng đất nung, chẳng biết có công dân Mỹ nào băn khoăn tự hỏi vì sao mà đất nước mình “làm được phi thuyền bay ra vũ trụ” hay không ?

-------------
References:

[1]
[1a]
American Religious Identification Survey (ARIS 2008)
 [2]
USA Today/Gallup Poll. May 1-2, 2010. N=1,049 adults nationwide, interviewed via Gallup Daily tracking. MoE ± 4.
ABC News PrimeTime Poll. Feb. 6-10, 2004. N=1,011 adults nationwide. MoE ± 3. Fieldwork by ICR.
FOX News/Opinion Dynamics Poll. Sept. 23-24, 2003. N=900 registered voters nationwide. MoE ± 3.
[3]
 CNN/USA Today/Gallup Poll, 1–2 April 2005;Newsweek Poll, conducted by Princeton Survey Research Associates International, 2–3 Dec. 2004
[4]
http://en.wikipedia.org/wiki/Religious_affiliations_of_United_States_Presidents

Sunday, November 7, 2010

Mở blog!

Đánh dấu ngày giờ mở blog, hy vọng vào giờ tốt, :)!